Tình trạng máy lạnh bị đóng tuyết là một trong những hư hỏng thường gặp nhất trên các dòng máy lạnh hiện nay. Nguyên nhân từ đâu khiến cho máy lạnh đóng băng? Và phải làm sao để khắc phục hiện trạng máy lạnh đóng tuyết?
Trong bài viết này, Vua Điện Máy sẽ chia sẻ cho các bạn những nguyên nhân máy lạnh đóng tuyết thường gặp nhất để bạn có thể dễ dàng đưa ra giải pháp sửa chữa máy lạnh nhà bạn hợp lý nhất.
Biểu hiện của tình trạng máy lạnh đóng tuyết
Khi máy lạnh nhà bạn đang hoạt động bỗng nhiên làm lạnh lâu, hơi lạnh tỏa ra yếu dù giảm nhiệt độ thấp vẫn không đủ mát gian phòng như thông thường thì có thể máy lạnh bị đông đá đã làm cản trở quá trình hoạt động.
Đặc biệt khi thấy máy lạnh mất thời gian làm lạnh lâu hơn, ít mát hơn nhưng máy vẫn hoạt động với công suất khá cao và biểu hiện dựa trên hóa đơn tiền điện tăng hơn hẳn so với các tháng trước thì không nên bỏ qua vấn đề dàn lạnh máy lạnh đóng tuyết.
Tại sao máy lạnh đóng tuyết?
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hiện tượng máy lạnh đóng tuyết, chẳng hạn như:
Nghẹt đường ống dẫn gas: Do van ống dẫn gas bên ngoài cục nóng có kích thước bé, lại dễ bị bám tuyết nên gây ra hiện tượng nghẹt đường ống dẫn.
Thiếu hụt gas: Việc máy lạnh thiếu gas sẽ khiến cho dàn lạnh hoạt động yếu đi hoặc ngưng chạy hoàn toàn, làm cho luồng khí lạnh chỉ tập trung tại một chỗ, không được xả ra, tạo nên hiện tượng đóng tuyết.
Cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng: Cánh quạt tản nhiệt có thể bị bóp méo nhiều trong lúc di dời hoặc bảo dưỡng, điều này sẽ gây ra hiện tượng tản nhiệt không đều, làm cho dàn lạnh bị đóng tuyết.
Điều hòa không được bảo dưỡng định kỳ: Điều hòa của gia đình bạn đã được sử dụng trong khoảng thời gian 3-6 tháng nhưng không được làm vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ, khiến cho bụi bẩn bám vào cục lạnh nhiều, làm cho máy lạnh đóng tuyết.
Nhiệt độ môi trường bên ngoài quá thấp: Khi nhiệt độ ngoài trời thấp quá mức nhưng bạn vẫn mở điều hòa ở chế độ làm lạnh thấp sẽ khiến cho băng tuyết có cơ hội được hình thành trên điều hòa.
Tác hại khi máy lạnh bị bám tuyết
Máy lạnh chảy nước
Khi lượng gas đã xì gần hết, hơi lạnh bắt đầu yếu dần thì lớp tuyết này bắt đầu tan ra và chảy nước xuống sàn
Trường hợp này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu quý khách đặt đồ điện tử (tivi, máy tính, tài liệu quan trọng) bên dưới máy lạnh
Ngoài ra quý khách còn tốn kém nhiều chi phí hơn nếu máy lạnh bị chảy nước xuống sàn gỗ, làm bong tróc sàn, gây ẩm mốc
>> Vua Điện Máy cung cấp cho bạn dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà trọn gói uy tín tại TP. HCM
Đá (tuyết) rơi gây nguy hiểm
Lớp tuyết này có thể đông thành khối đá và rơi xuống
Trường hợp này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng giống như tình trạng máy lạnh bị chảy nước
Máy làm lạnh yếu hoặc không lạnh
Lớp tuyết phủ kín lưới lọc dàn lạnh sẽ làm cản trở hơi lạnh thổi ra ngoài. Đây là hiện tượng đóng băng dàn lạnh.
Khi máy lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh, máy lạnh sẽ yếu lạnh hoặc không lạnh.
>> Máy lạnh nhà bạn dù đang mở nhiệt độ thấp nhất nhưng vẫn không lạnh. Hãy THAM KHẢO ngay nguyên nhân máy lạnh không lạnh tại đây nhé!
Gas bị xì gây ảnh hưởng sức khỏe
Gas máy lạnh bị xì trong phòng kín có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Đặt biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi
Khi máy lạnh có dấu hiệu xì ( bám tuyết ) quý khách nên có kế hoạch sửa chữa kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
Hư hỏng các linh kiện khác
Lớp tuyết (nước) có thể gây chạm board mạch trên dàn lạnh
Làm oxi hóa các mạch điện tử
Nếu kéo dài, chi phí sửa chữa sẽ cao hơn và giảm đi tuổi thọ của máy lạnh
Chi phí tiền điện tăng cao
Máy lạnh có chức năng tự động ngắt khi nhiệt độ trong phòng đã đủ lạnh
Tuy nhiên, máy lạnh bị bám tuyết (xì gas) thì không thể làm lạnh cho căn phòng
Điều này khiến cho máy lạnh hoạt động liên tục, dẫn đến hao phí điện năng ngoài ý muốn
Giải pháp khắc phục máy lạnh đóng tuyết
Dựa vào những nguyên nhân tại sao dàn lạnh điều hòa bị đóng đá trên, chúng ta có thể tìm ra cách sửa máy lạnh bị đóng tuyết một cách dễ dàng.
Lắp đặt điều hòa đúng kỹ thuật.
Vệ sinh sàn nóng thường xuyên để tránh việc đường ống dẫn gas bị nghẹt.
Gọi thợ bảo trì máy lạnh uy tín để cung cấp thêm gas. Với việc này, các bạn phải để ý kiểm tra xem đường ống dẫn gas có bị rò rỉ hay không nhé.
Nếu gas bị xì thì cần phải xác định được vị trí xì gas, thì tùy vào mỗi vị trí mà chúng ta sẽ có hướng khắc phục hợp lý.
>> Ống đồng nào phù hợp với máy lạnh và có chất lượng tốt nhất. Cùng nhau THAM KHẢO Cách chọn ống đồng máy lạnh để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Xì trên dàn lạnh: Hàn xì bằng dụng cụ chuyên dụng.
Xì trên đường ống đồng: Cắt nối ống đồng xử lý xì hoặc thay toàn bộ nếu ống đồng quá cũ và xì nhiều lỗ mọt.
Xì đầu tán trên dàn nóng: Xử lý xì trên đầu tán.
Sau khi đã xử lý chỗ xì và thử xì thì chúng ta tiến hành hút chân không và nạp lại gas vào hệ thống để máy lạnh hoạt động lại bình thường.
Nếu cánh quạt tản nhiệt bị hỏng, các bạn có thể sử dụng kìm để kéo thẳng các cánh quạt lại. Trường hợp cánh quạt tản nhiệt bị hư hỏng nặng, các bạn nên gọi thợ sửa máy lạnh bị đóng tuyết giá rẻ đến để thay mới.
Chú ý vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ 3 -6 tháng/ lần. Việc làm này vừa giúp loại bỏ các sự cố, hiện tượng không hay xảy ra với điều hòa, tăng khả năng làm mát vừa giúp tiết kiệm điện năng và gia tăng tuổi thọ của máy lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp với nhiệt độ bên ngoài theo tỷ lệ nghịch. Nếu nhiệt độ bên ngoài quá thấp, các bạn nên để điều hòa ở mức nhiệt cao hoặc ngắt điều hòa.
Mong rằng qua bài viết mà Vua Điện Máy chia sẻ với bạn trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra giải pháp sửa chữa khi máy lạnh đóng tuyết tối ưu nhất, giúp tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí.
Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên cập nhật, thu thập những thông tin và kiến thức mới nhất dành cho bạn về điện lạnh và các lĩnh vực có liên quan khác. Hy vọng bạn sẽ thích bài viết này, sẽ luôn theo dõi và ủng hộ Vua Điện Máy nhé!