Những SAI LẦM khi lắp đặt cục nóng máy lạnh mà bạn CẦN BIẾT

Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 | Thứ 2 - Chủ nhật

HOTLINE BÁN HÀNG

0877 100 100

DỊCH VỤ BẢO TRÌ DỰ ÁN

0774007777

GIỎ HÀNG 0 sản phẩm

Những SAI LẦM khi lắp đặt cục nóng máy lạnh mà bạn CẦN BIẾT

    Để máy lạnh của gia đình bạn luôn hoạt động hiệu quả và bền bỉ trong thời gian dài mà không gặp phải bất kỳ sự cố hay hư hỏng nào thì các bạn cần phải tránh những sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh thường gặp, phải lựa chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh, dàn nóng sao cho thích hợp.

     

    Cục lạnh của điều hòa có chức năng chính là phả ra hơi lạnh để làm mát không khí nên chắc chắn phải được lắp đặt trong nhà. Vậy dàn nóng điều hòa để trong nhà có sao không? Nếu có thì cục nóng máy lạnh nên đặt ở đâu mới tốt nhất? Những sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh nào cần tránh?

     

    Đừng lo lắng, sau đây bạn hãy tham khảo những điều cần tránh khi lắp đặt dàn nóng máy lạnh. Bên cạnh đó, Vua Điện Máy sẽ giải đáp cho bạn tất cả thắc mắc này. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!

     

    Các sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh

     

    Các hãng sản xuất điều hòa thường có thiết kế và áp dụng công nghệ để giúp cục nóng điều hòa chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng, không phải vì vậy mà chúng ta có lắp cục nóng điều hòa ở bất cứ vị trí nào bên ngoài trời mà không có mái che.

     

    Để tiện lợi, rất nhiều gia đình hiện nay thường chọn lắp trên sân thượng, trên mái nhà hay gắn bên ngoài tường,... không có mái che chắn mà không hề hay biết, việc lắp đặt ở những vị trí như thế là một trong những sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh vì như thế sẽ khiến điều hòa bị dầm mưa dãi nắng quanh năm.

     

    Sau một thời gian bị phơi ngoài mưa nắng, cục nóng điều hòa rất dễ bị hư hỏng. Người dùng phải tốn khá nhiều tiền cho chi phí sửa chữa, thậm chí nếu hư hỏng nặng có thể phải thay mới cục nóng điều hòa.

     

    Ngoài ra, việc lắp đặt dàn nóng ở ngoài trời, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm tăng nhiệt độ của cục nóng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc điện năng tiêu tốn nhiều hơn, tuổi thọ điều hòa rút ngắn đi do cục nóng điều hòa phải làm việc liên tục.

     

    Vị trí tốt nhất để đặt cục nóng điều hòa chính là ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có mái che. Khi lắp đặt cần phải lắp cách tường ít nhất 10cm, tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn nắng mưa tạt vào.

     

    Ngoài ra, cần tránh lắp cục nóng điều hòa ở những nơi có nhiều cây cối. Bởi cây sẽ rụng rất nhiều lá xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động của dàn nóng, có thể gây ra tiếng kêu. Đặc biệt bạn sẽ phải vệ sinh điều hòa nhiều hơn nếu lắp ở đây.

     

    Không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần và hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các dàn nóng không nên lắp đặt gần nhau, như vậy nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều.

     

    >> Liệu bạn có biết cục nóng máy lạnh là gì? Hãy TÌM HIỂU NGAY Có phải bạn đã biết tất cả về cục nóng máy lạnh để biết thêm thông tin chi tiết về nó nhé!

     

    Sai lầm chung khi lắp đặt cục nóng máy lạnh

     

    Lắp đặt cục nóng ngoài trời mà không có biện pháp che chắn

     

    Điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là dàn nóng (cục nóng) và dàn lạnh (cục lạnh). Bên trong dàn lạnh có chứa một hệ thống ống tuần hoàn với dàn nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng dễ bay hơi gọi là gas lạnh.

     

    Khi chất lỏng này bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp thu nhiệt của không khí trong phòng. Nhờ vậy mà khí nóng ở trong phòng sẽ bị biến mất thay vào đó là hơi lạnh giúp nhiệt độ phòng giảm thấp.

     

    Hơi do gas lạnh bay hơi tạo thành sẽ theo đường ống tới cửa hút của máy nén và được nén lên áp suất cao cùng nhiệt độ cao, sau đó tới dàn nóng. Hơi nén trong dàn nóng có nhiệt độ cao nên dễ truyền nhiệt cho không khí bên ngoài.

     

    Lúc này hơi nóng sẽ được quạt ở dàn nóng thổi ra môi trường bên ngoài, còn bản thân hơi nóng bên trong dàn bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy qua đường ống mao dẫn để hạ áp suất và nhiệt độ chất lỏng xuống thấp rồi đi vào dàn lạnh lắp bên trong phòng.

     

    Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.

     

    Với nguyên tắc trên, dàn nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp đặt ở bên ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài. Và khi lắp đặt điều hòa, do yêu cầu kỹ thuật, hầu hết các gia đình đều chọn lắp cục nóng ở ngoài trời.

     

    Lắp đặt cục nóng ngoài trời mà không có biện pháp che chắn

     

    Có nên đặt dàn nóng điều hòa ở ngoài trời?

     

    Trên thực tế, nhiều người chọn lắp cục nóng ở những nơi không có mái che như: trên sân thượng, trên mái nhà, gắn ở bên ngoài tường nhà,... bởi đa phần đều cho rằng, lắp ở những vị trí đó vừa đảm bảo độ thông thoáng, giúp điều hòa đẩy khí nóng ra ngoài tốt hơn, lại đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy, chọn vị trí lắp cục nóng bên ngoài trời có đúng?

     

    Thông thường, cục nóng điều hòa thường được lắp đặt ngoài trời, đặc biệt là những vị trí như: tường phía ngoài, sân thượng, mái nhà,...Đây là những vị trí có thể lựa chọn để lắp đặt cục nóng.

     

    Tuy nhiên nếu không có biện pháp che chắn, các bộ phận bên trong của cục nóng có thể gặp phải những sự cố, hư hỏng do các tác nhân thời tiết như nắng to, mưa lớn,...gây ra. Vậy nên khi lắp đặt dàn nóng ở ngoài trời, bạn cần phải thiết kế thêm những giải pháp để che chắn.

     

    Có nên đặt dàn nóng máy lạnh ngoài trời

     

    Cách che cục nóng máy lạnh đúng chuẩn

     

    Lắp cục nóng của máy ở ngoài trời không chỉ lo ngại về vấn đề thời tiết mà còn dễ bị lá cây hoặc các loại côn trùng vướng vào nhưng không ra được. Lâu ngày, máy lạnh sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng cục nóng.

     

    Vốn được thiết kế để lắp đặt bên ngoài nên bản thân cục nóng có khả năng thích nghi với các điều kiện từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, thời tiết thất thường với chuỗi ngày nóng kéo dài, mưa gió thất thường cùng với việc không được vệ sinh bảo dưỡng sẽ làm cục nóng nhanh xuống cấp, hạn chế hoạt động.

     

    Do đó, các chuyên viên kỹ thuật luôn khuyến cáo người dùng nên lắp đặt cục nóng của máy lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp bắt buộc phải lắp đặt ngoài trời bạn nên che cục nóng đúng cách để hạn chế tối đa những rủi ro khi sử dụng.

     

    Dàn nóng của điều hòa máy lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Vậy nên bảo quản cục nóng như thế nào là vấn đề bạn cần lưu ý khi lắp điều hòa:

     

    - Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào. Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị.

     

    - Mái che dàn nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế “mái nhà” cho cục nóng của gia đình.

     

    - Lắp đặt nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh cục nóng bị bí không xả hơi ra được. Tránh những nơi gió thổi trực tiếp. Vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện.

     

    - Cần chọn nơi gió thổi ngang qua. Vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi. Giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

     

    Cách che cục nóng máy lạnh đúng chuẩn

     

    Không để cục nóng máy lạnh bị “đối gió”

     

    Khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”.

     

    Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy, khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt, khiến nhiệt độ trong phòng không hạ xuống được và máy thường xuyên bị tắt bất thường.

     

    Dịch Vụ Bảo Hành Sửa Chữa - VUA ĐIỆN MÁY

     

    Lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng

     

    Chuyện này nghe có vẻ hài hước nhưng mới đây, trên facebook có người chia sẻ hình ảnh cả cục nóng và cục lạnh máy điều hòa đều được lắp chung trong phòng với thắc mắc "sao mở điều hòa rồi mà phòng vẫn không thấy mát". Nhiều ý kiến bình luận, chính cách lắp để cục nóng, cục lạnh chung một phòng là nguyên nhân khiến điều hòa chạy cả ngày phòng cũng không thể mát.

     

    Theo tư vấn của một trung tâm điện máy ở Hà Nội, điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là cục nóng và cục lạnh. Bên trong cục lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với cục nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng gọi là gas lạnh. Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.

     

    Như vậy, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp ở ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài, còn cục lạnh phải lắp ở trong phòng để thổi ra khí mát làm mát phòng. Trong trường hợp cố tình lắp cả cục nóng và cục lạnh cùng một phòng sẽ dẫn đến hiện tượng khi mới mở điều hòa, nơi có cục lạnh sẽ mát, còn nơi có cục nóng sẽ thổi ra khí nóng.

     

    Tuy nhiên, chỉ cần bật điều hòa nửa tiếng, cả căn phòng sẽ nóng hầm hập. Bởi, lúc này hơi lạnh ở cục lạnh sẽ không đủ để trung hòa phòng nữa vì hơi nóng ở cục nóng thổi ra có nhiệt độ rất lớn, cộng với quạt của cục nóng có lưu lượng luân chuyển không khí lớn nên sẽ nhanh chóng làm nóng cả căn phòng.

     

    Khi đó, điều hòa phải "gồng mình" hoạt động hết công suất. Hậu quả, tiền điện sẽ tăng vùn vụt, đồng thời chiếc máy sẽ hỏng ngay sau vài ngày sử dụng do phải làm việc quá sức.

     

    Việc lắp đặt cả cục nóng và cục lạnh trong cùng một phòng là trường hợp hy hữu. Tuy nhiên, nếu không muốn máy điều hòa nhanh hỏng thì nên chú ý để tránh mắc phải sai lầm này khi lắp đặt.

     

    >> Bỗng nhiên, cục nóng nhà bạn phát ra một số tiếng động lạ. THAM KHẢO ngay nguyên nhân cục nóng máy lạnh kêu to và những cách khắc phục để tìm ra các cách khắc phục kịp thời nhé!

     

    lắp cả cục nóng và cục lạnh chung một phòng

     

    Sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh là đặt cao hơn cục lạnh

     

    Khi lắp đặt cục nóng điều hòa, bạn phải lựa chọn những vị trí thấp hơn dàn lạnh. Lý do tại sao lại như vậy?

     

    Nếu bạn lắp đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh sẽ khiến gas bay hơi hết trong khi dầu sẽ đọng lại và vô tình gây thêm nguy cơ chảy ngược lại vào trong dàn lạnh từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa.

     

    Tuy nhiên, nhiều người mắc phải sai lầm khi đặt cục nóng ở những vị trí cao hơn dàn lạnh. Nếu bắt buộc phải lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh ở vị trí như vậy, bạn cần thiết kế thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn ống dẫn dầu hình chữ U để giữ, ngăn dầu chảy theo đường ống đến dàn lạnh mà không thể quay lại lốc.

     

    Cục nóng máy lạnh đặt cao hơn cục lạnh

     

    Lắp đặt cục nóng máy lạnh ở trong nhà

     

    Vì lo ngại các bộ phận bên trong của dàn nóng có thể bị hư hỏng khi lắp đặt ngoài trời nên nhiều người dùng đã lựa chọn phương án đặt cục nóng trong nhà. Vậy lắp đặt cục nóng máy lạnh ở trong nhà có sao không?

     

    Chức năng chính của cục nóng chính là tỏa nhiệt. Chính vì thế nên việc lắp đặt cục nóng trong nhà là không nên. Nhiệt lượng tỏa ra từ cục nóng sẽ làm cho không khí trong phòng nóng lên, dàn lạnh sẽ phải hoạt động tích cực gây tiêu hao nhiều điện năng.

     

    >> Bạn muốn tìm cho mình một trung tâm bảo hành máy lạnh "Khắc cốt ghi tâm". Tham khảo ngay Dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà trọn gói TP. HCM nhé!

     

    lắp đặt cục nóng máy lạnh trong nhà

     

    Trên đây là những thông tin được Vua Điện Máy tổng hợp những điều cần tránh về sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh. Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách lắp đặt dàn nóng? Lắp cục nóng ở đâu cho hợp lý? Cần tránh điều gì khi lắp đặt?

     

    Bên cạnh đó, chúng tôi còn thường xuyên cập nhật những kiến thức thông tin mới nhất về cục nóng máy lạnh nói riêng và điện lạnh nói chung. Hy vọng bạn đọc sẽ thích bài viết này, luôn theo dõi và ủng hộ cho Vua Điện Máy để chúng tôi cho ra bài viết mới nhất và hay nhất nhé! Xin cảm ơn các bạn.

    Zalo
    Hotline