CÓ PHẢI BẠN ĐÃ BIẾT TẤT CẢ VỀ CỤC NÓNG MÁY LẠNH?

Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 | Thứ 2 - Chủ nhật

HOTLINE BÁN HÀNG

0877 100 100 - 0823 234 012

DỊCH VỤ BẢO TRÌ DỰ ÁN

0774007777

GIỎ HÀNG 0 sản phẩm

CÓ PHẢI BẠN ĐÃ BIẾT TẤT CẢ VỀ CỤC NÓNG MÁY LẠNH?

    Có lẽ hầu hết nhiều người sử dụng máy lạnh đều biết cục nóng máy lạnh là gì. Tuy nhiên những thông tin liên quan đến cục nóng của máy lạnh có thể chúng ta thường bỏ qua. Những thông tin này đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cục nóng nên chúng ta cần phải hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng.

     

    Sau đây Vua Điện Máy sẽ hướng dẫn và phân tích kỹ hơn để bạn có thể biết được chi tiết tất cả thông tin về cục nóng máy lạnh nhé!

     

    Cục nóng máy lạnh là gì?

     

    Đây là một trong 2 bộ phận vô cùng quan trọng để một chiếc máy lạnh có thể hoạt động được tốt.

     

    Với chức năng nhiệm vụ chính đó là giúp nhiệt thoát ra bên ngoài môi trường. Cục nóng sẽ dễ dàng được nhận biết bởi thiết kế cũng như vị trí lắp đặt ở bên ngoài giúp khách hàng sẽ phân biệt được giữa cục nóng và cục lạnh của chiếc máy lạnh.

     

    Đồng thời đây cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu của một chiếc máy lạnh, chính vì vậy mà bạn cần phải hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh có những vấn đề xảy ra với bộ phận này.

     

    Cấu tạo cục nóng máy lạnh

     

    Rất nhiều khách hàng sử dụng máy lạnh nhưng lại không hề biết hoặc không quan tâm đến cấu tạo của chiếc máy lạnh như thế nào.

     

    Thông thường máy lạnh có 2 bộ phận chính quan trọng người ta thường gọi là cục lạnh và cục nóng. Đặc biệt cục nóng thường đóng vai trò quan trọng và có cấu tạo khá phức tạp.

     

    >> Máy lạnh nhà bạn phát ra những tiếng kêu to khi hoạt động. THAM KHẢO ngay nguyên nhân cục nóng máy lạnh kêu to và những cách khắc phục tình trạng này nhé!

    Cấu tạo cục nóng máy lạnh

    Chúng được thiết kế với hình dáng là một chiếc hộp vuông bên trong bao gồm:

     

    Block máy lạnh hay máy nén: Bộ phận chính có tác dụng hút nạp môi chất lạnh tuần hoàn suốt quá trình hoạt động của máy lạnh.

     

    Motor quạt dàn nóng: Tác dụng tản nhiệt cho dàn nóng và Block hoạt động tốt nhất.

     

    Van tiết lưu: Là bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt, ga lạnh đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

     

    Van đảo chiều: Chỉ có ở ở điều hòa 2 chiều.

     

    Ống dẫn ga: Là đường ống giúp gas lưu thông từ máy lạnh về cục nóng và ngược lại.

     

    Tụ kích Block (Tụ điện): Tác dụng khởi động cho máy nén và quạt dàn nóng.

     

    Board mạch máy lạnh điều khiển cục nóng: Thường chỉ có ở dòng máy lạnh Inverter. Có một số lắp ở dòng điều hòa công suất lớn.

     

    Lá tản nhiệt (bằng đồng hoặc nhôm): Thông thường, các lá tản nhiệt sử dụng bằng nhôm vì đồng hấp thụ nhiệt rất nhanh, truyền nhiệt qua các lá nhôm để các lá nhôm tản nhiệt nhanh hơn, tăng hiệu quả giải nhiệt của hệ thống.

     

    Đầu rắc co bắt ống đồng gắn liền với cục lạnh: Khi lắp đặt và thao tác với ống đồng thường có nhiều mối nối như zắc co, ốc nối, tán,... Các ốc nối ống đồng bao kín các mối nối chống sự thất thoát tác nhân lạnh (không bị xì gas).

     

    Dàn nóng: Được tiết bằng đồng hoặc nhôm tác dụng dẫn ga trong hệ thống. Kèm theo các lá nhôm tản nhiệt bao bên ngoài.

     

    Khởi động từ: được thiết kế ở dòng máy công suất lớn từ 24000 Btu trở lên.

     

    Vỏ cục nóng: thiết kế bao ôm trọn bảo vệ cục nóng điều hòa.

     

    Kích thước cục nóng máy lạnh

     

    Trên thị trường hiện nay có vô vàn các dòng máy điều hòa với đủ các loại công suất lớn nhỏ, tương ứng với những kích cỡ khác nhau như điều hòa 9000BTU, 12000BTU, 24000BTU, 36000BTU…

     

    Bên cạnh đó, các thương hiệu đều không giống nhau về đặc điểm kích thước cục nóng điều hòa, những thương hiệu khác nhau thì cục nóng máy lạnh cũng sẽ có kích thước và trọng lượng khác nhau.

     

    Và kích thước theo các thương hiệu như: điều hòa Panasonic, Đaikin, LG, Samsung, Aqua, Toshiba, Media, Nagakawa, Casper,…

     

    >> Để không mắc sai sót khi lắp đặt cục nóng của máy lạnh. Hãy THAM KHẢO Những sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh mà bạn cần biết .

     

    Kích thước cục nóng máy lạnh

     

    Nguyên lý hoạt động

     

    Môi chất lạnh sau khi được hấp thụ nhiệt ở cục lạnh sẽ lập tức di chuyển đến máy nén. Tại đây, sự tác dụng của áp suất cao sẽ khiến môi chất lạnh chuyển dần từ thể hơi sang thể lỏng đi kèm với nhiệt độ rất lớn.

     

    Khi môi chất đến cục nóng, chúng sẽ được làm mát thông qua quá trình tản nhiệt ra môi trường tại các lá nhôm và quạt cục nóng. Block có tác dụng đẩy (hoặc hút) môi chất lạnh. Tụ Block và quạt có tác dụng kích khởi động Block và quạt tản nhiệt một cách tự động. Van đảo chiều làm đảo chiều van gas để điều hòa hoạt động theo chiều nóng. Bo mạch có chức năng điều khiển cục nóng.

     

    Nhìn chung, nhiệt độ từ cục lạnh khi di chuyển qua cục nóng sẽ có sự thay đổi đáng kể và rõ rệt. Và đó cũng là cốt lõi trong nguyên lý hoạt động của cục nóng điều hòa.

     

    Cục nóng máy lạnh nên đặt ở đâu?

     

    Lắp đặt máy lạnh gồm 2 phần là lắp đặt cục nóng và lắp đặt cục lạnh. Trong đó, chúng ta cần hết sức lưu ý khi lắp cục nóng. Lắp đặt cục nóng điều hòa sai cách có thể dẫn đến tình trạng rỉ sét, chạy sai chức năng, làm chảy nước, rò gas, giảm tuổi thọ của sản phẩm,.. Gây tổn thất cho người sử dụng về tiền bạc và thời gian.

     

    Trên thực tế, hầu hết các hộ gia đình đều phải lắp dàn nóng ngoài trời do yêu cầu kỹ thuật, khiến cho cục nóng bị dầm mưa, dãi nắng quanh năm. Đây là nguyên nhân chính khiến cho dàn nóng dễ hư và người dùng lại phải tốn chi phí sửa chữa, thậm chí là mua mới.

     

    Mặc dù các hãng sản xuất liên tục tung ra các công nghệ cũng như thiết kế để giúp dàn nóng điều hòa chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy vậy, việc lắp đặt dàn nóng điều hòa mà không có mái che phơi mưa, nắng ngoài trời quanh năm là không nên.

     

    Sau đây là hướng dẫn về cách chọn vị trí cũng như cách lắp đặt cục nóng chuẩn dành cho những ai không biết cục nóng điều hòa để ở đâu:

     

    Khi lắp cục nóng điều hòa máy lạnh cần chú ý đặt ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

     

    Tránh đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là cục nóng điều hòa khác; không lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc nhiều bụi rác.

     

    Chọn vị trí sao cho cục nóng thấp hơn cục lạnh là tốt nhất, nếu cao hơn bạn hãy yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8m.

     

    Khoảng cách cục nóng không sát tường lớn hơn 5cm, khoảng cách hai bên hông của máy là 0.25m cho mỗi bên. Khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải ≥ 60 cm

     

    Cần tránh lắp dưới các tán cây có nguy cơ rụng lá.

     

    Hướng thổi ra của cục nóng phải không có vật cản phía trước. Nếu vị trí lắp đặt cục nóng bị 2 lỗi trên thì ảnh hưởng lớn đến công suất lạnh và tiêu thụ điện của máy lạnh.

     

    Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, bạn đừng chọn vị trí là giữa bức tường là giá treo cục nóng. Hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc chắn.

     

    Bạn phải đo khoảng cách từ dàn lạnh đến dàn nóng.

     

    Khi lắp đặt cục nóng điều hòa lưu ý chọn vị trí, thiết kế đường ống, chọn ống, giá treo,…Cắt ống đồng bọc bảo ôn, dây điện máy.

     

    Làm đầu giắc co: Đánh dấu dây điện theo thứ tự đấu vào dàn lạnh, thao tác sao cho đầu giắc co không bị nứt vỡ. 

     

    Luồn đường ống đồng qua lỗ đã đục để treo giàn lạnh vào giá đỡ. 

     

    Ghim hoặc treo đường ống đồng một cách chắc chắn vào tường. Khoan giá đỡ giàn nóng.

     

    Đặt cục nóng lên giá đỡ, tiến hành siết giắc co đầu đẩy dàn nóng, sau đó xả đuổi không khí ở giàn lạnh và siết tiếp giắc co đầu hồi.

     

    Đấu điện theo thứ tự đã đánh dấu ở giàn lạnh, cuốn băng cuốn và mở ga.

     

    Không đặt cục nóng ở nơi có nhiều người qua lại.

     

    Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.

     

    Khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh từ 3m – 7m ống là tốt nhất, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn nóng và lạnh không nên quá 8m.

     

    Cách vệ sinh dàn nóng máy lạnh

     

    Có cần vệ sinh cục nóng máy lạnh?

     

    Máy lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ bị bụi bẩn bám vào rất nhiều, gây ảnh hưởng tới quá trình điều hòa không khí.

     

    Vệ sinh cục nóng máy điều hòa định kỳ sẽ đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra tốt, giúp máy lạnh làm mát ở mức tốt nhất. Cục nóng của máy lạnh thường được đặt ngoài trời nên khoảng sau 2 tháng sử dụng, bạn sẽ thấy cục nóng bị bụi bẩn bám rất nhiều, bụi bẩn làm cản trở quá trình tản nhiệt.

     

    Tuy nhiên, người dùng chỉ nên tự vệ sinh cục nóng máy lạnh tại nhà khi có sự tìm hiểu, am hiểu về kỹ thuật và cục nóng được đặt ở nơi có thể dễ dàng thực hiện việc vệ sinh như ban công, sân thượng, nơi gần vòi nước để thuận tiện cho việc  rửa cục nóng máy lạnh.

     

    Có cần vệ sinh cục nóng máy lạnh?

     

    Quy trình vệ sinh cục nóng

     

    Bước 1: Ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh

     

    vệ sinh cục nóng

     

    Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo nguồn điện kết nối với máy lạnh được tắt hẳn ít nhất 5 phút, sau đó chúng ta sẽ tiến hành vệ sinh cục nóng. Điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ xảy ra tình trạng chập mạch, hỏng hóc, mất an toàn cho người sử dụng.

     

    Bước 2: Vệ sinh, dọn dẹp xung quanh khu vực cục nóng

     

    Cục nóng thường đặt ở vị trí ngoài trời như sân thượng hay ban công. Do đó, chúng ta hãy lưu ý dọn dẹp cây cối, dây leo hay vật dụng xung quanh để cục nóng được thông thoáng trong phạm vi ít nhất là 60cm tính từ vật cản, giúp quá trình tản nhiệt trên cục nóng hoạt động tốt nhất.

     

    Bước 3: Vệ sinh lớp vỏ bên ngoài cục nóng

     

    Vệ sinh lớp vỏ bên ngoài cục nóng

     

    Bạn cần tháo lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước của cục nóng, sau đó vệ sinh nhẹ nhàng bằng giẻ lau. Để tăng hiệu quả làm sạch, bạn có thể dùng thêm chất tẩy rửa như xà phòng pha loãng.

     

    Bước 4: Xịt nước làm sạch bụi bẩn

     

    Bạn hãy dùng vòi xịt nước trực tiếp vào bên ngoài cục nóng, sau đó để ướt trong khoảng từ 10 - 15 phút để bụi bẩn ngấm nước và tan ra. Sau đó xịt thêm 1 lần nữa để bụi bẩn được loại bỏ sạch hơn.

     

    Bước 5: Làm sạch bên trong cục nóng

     

    >> Bạn đang cần trung tâm cũng cấp các dịch vụ bảo hành với giá cả hợp lý. TẠI ĐÂY Vua Điện Máy cung cấp cho bạn Dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà hcm giá rẻ, được nhiều khách hàng tin dùng.

     

    Làm sạch bên trong cục nóng

     

    Phần quạt: Vệ sinh cánh quạt bằng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt, sau đó bôi trơn cho phần trục của cánh quạt nếu thấy cần thiết.

     

    Cuộn dây của cục nóng: Bạn sẽ cần đến một cái bàn chải cứng để đánh bay bụi bám ở khu vực này. Trong quá trình vệ sinh, bạn hãy cẩn thận để tránh làm hỏng dây nhé!

     

    Bước 6: Lau khô cục nóng

     

    Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, bạn hãy để ráo nước, sau đó tiến hành lau khô các bộ phận của cục nóng trước khi tiến hành lắp chúng về vị trí ban đầu. Việc này sẽ giúp quá trình lắp ráp diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

     

    Lưu ý: Bạn nên tránh để nước dính vào các bo mạch điện tử trong suốt quá trình vệ sinh bằng cách sử dụng khăn khô hoặc túi ni-lông để che kín các bo mạch.

     

    Chi phí thay dàn nóng điều hòa

     

    Dòng máy

    9000 Btu

    12000 Btu

    18000 Btu

    24000 Btu

    Giá cục nóng điều điều hòa LG

    2.500.000 đ

    3.200.000 đ

    4.200.000 đ

    6.000.000 đ

    Giá cục nóng điều hòa Panasonic

    2.300.000 đ

    3.000.000 đ

    3.900.000 đ

    5.500.000 đ

    Giá cục nóng điều hòa Daikin

    2.900.000 đ

    3.500.000 đ

    4.800.000 đ

    6.500.000 đ

    Giá cục nóng máy lạnh Mitsubishi

    2.700.000 đ

    3.100.000 đ

    4.500.000 đ

    6.300.000 đ

    Giá cục nóng điều hòa Samsung

    2.200.000 đ

    3.000.000 đ

    4.000.000 đ

    5.800.000 đ

    Giá cục nóng điều hòa Casper

    2.300.000 đ

    3.300.000 đ

    4.100.000 đ

    5.800.000 đ

     

    Mức giá trên chỉ là mức áp dụng tham khảo, giảm 10% – 20% tùy vào số lượng thay thế, bảo hành cục nóng lên đến 3 năm. Hỗ trợ vận hành, kiểm tra  bảo dưỡng cục nóng điều hòa miễn phí lần đầu.

     

    Tuy nhiên, cục nóng điều hòa mới rất khó mua. Nếu có chỗ bán thì thường giá cũng không rẻ. Thông thường để mua được cục nóng điều hòa mới hoặc hàng đổi trả sẽ tốn kém bằng khoảng 60% giá trị của điều hòa đó.

     

    Ví dụ: Chiếc điều hòa của bạn mua có giá 10 triệu thì cục nóng điều hòa mới có giá khoảng 6 triệu đồng. Giá này chỉ là giá tương đối để các bạn biết được giá trị còn giá chính xác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại điều hòa, thương hiệu hay số lượng máy tồn kho.

     

    Nhưng với kinh phí hạn hẹp thì mua cục nóng điều hòa cũ để thay thế là một phương án tương đối tốt so với việc mua cục nóng điều hòa mới.

     

    Dùng cục nóng điều hòa cũ có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, vẫn được trung tâm bán bảo hành trong thời gian nhất định và thường có sẵn hàng.

     

    Nhưng khi bạn quyết định mua cục nóng cũ thì cần chú ý một số yếu tố sau đây:

    • Chế độ cam kết bảo hành dài hạn (ít nhất 6 tháng).
    • Đảm bảo rằng cục nóng vẫn hoạt động tốt.
    • Kiểm tra, tham khảo giá trước khi chọn mua.

     

    Trên đây, là một số thông tin quan trọng về nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt, cấu tạo, cách thức vệ sinh cục nóng máy lạnh mà Vua Điện Máy chia sẻ cho các bạn đọc tham khảo, bởi vì đã có rất nhiều trường hợp máy lạnh không lạnh hoặc ít lạnh là do vị trí lắp cục nóng chưa phù hợp.

     

    Ngoài ra, chúng tôi luôn tìm kiếm để cho ra tất tần tật những thông tin về máy lạnh mới nhất và hữu ích nhất. Hy vọng các bạn đọc sẽ thích bài viết tổng hợp này, sẽ luôn theo dõi và luôn ủng hộ cho Vua Điện Máy nhé! Xin cảm ơn các bạn.

     

    >> NGUỒN: TỔNG HỢP (VUA ĐIỆN MÁY)

    Zalo
    Hotline