Cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả mà có thể bạn chưa biết

Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 | Thứ 2 - Chủ nhật

HOTLINE BÁN HÀNG

0877 100 100 - 0823 234 012

DỊCH VỤ BẢO TRÌ DỰ ÁN

0774007777

GIỎ HÀNG 0 sản phẩm

Cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả mà có thể bạn chưa biết

    Bếp từ đang trở thành xu hướng và xuất hiện nhiều hơn trong căn bếp của các gia đình hiện đại bởi thiết kế đẹp mắt, tốt độ nấu nhanh và đảm bảo an toàn cho người dùng. Và tất nhiên cách sử dụng của bếp từ cũng sẽ phức tạp và nhiều chế độ nấu mà không phải ai cũng biết để phát huy hết công dụng của bếp. Biết được điều đó, Vua điện máy xin giới thiệu đến các bạn cách sử dụng bếp từ vừa hiệu quả, tiết kiệm mà còn an toàn trong quá trình nấu, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!

    Bếp từ âm là gì?

    - Bếp điện từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.

    - Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (có thể hít được nam châm) đặt trên mặt bếp sẽ được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Nhờ cơ chế nấu này, bếp điện từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời thời gian nấu cũng rất nhanh.

    Quy tắc lắp đặt bếp từ an toàn

    Đối với bếp từ khi lắp đặt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn như sau:

    • Nguồn điện cung cấp phải có 03 dây (dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất).
    • Nguồn điện phải đảm bảo đủ từ 190 - 230V.
    • Dây điện cung cấp nguồn điện phải có khả năng chịu tải phù hợp tải của bếp.
    • Việc kết nối điện phải là đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện cung cấp.
    • Sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ 30mm và cho dây điện tiếp đất.

    Hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách và an toàn

    • Bước 1: Đặt nồi, chảo lên trên khu vực nấu bạn muốn sử dụng. Trước khi đặt nồi lên bếp cần lau khô mặt bếp và đáy nồi.
    • Bước 2: Bật công tắc nguồn của bếp. Thông thường, công tắc này sẽ được gắn trên tường hoặc bên trong tủ bếp. Với các dòng bếp đơn, bạn chỉ cần cắm điện là có thể sử dụng được. Bếp sẵn sàng hoạt động sau khi phát ra tiếng bíp.
    • Bước 3: Giữ ngón tay lên nút khởi động ON/OFF trên bếp.
    • Bước 4: Bắt đầu nấu bằng cách chọn cảm biến liên quan đến vùng nấu bạn sử dụng. Bạn có thể chọn chế độ nấu theo ý muốn. 
    • Bước 5: Tăng giảm nhiệt bằng các nút cảm ứng “+”, “-”
    • Bước 6: Sau khi sử dụng xong bếp, hãy giữ nút khởi động một lần nữa để tắt bếp. 

    Lưu ý: Nếu không có nồi, chảo trên vùng nấu, bếp sẽ không hoạt động. 

    Những lưu ý trong khi sử dụng bếp từ

    Sử dụng nguồn điện phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng

    • Đặc điểm của bếp từ là công suất lớn (1000W – 4000W) nên bạn cần chú ý đến nguồn điện bao gồm dây cấp nguồn, ổ cắm và dây dẫn phải đủ lớn để tải được bếp tránh gây chập cháy do quá tải làm cho quá trình sử dụng bếp không đảm bảo an toàn.
    • Cần thường xuyên kiểm tra phần tiếp xúc giữa phích cắm của bếp với ổ cắm để đảm bảo tiếp xúc tốt, tránh việc chập chờn không vào điện khi sử dụng sẽ làm giảm tuổi thọ sử dụng của bếp.

    Tránh tình trạng thức ăn và nước trào ra mặt bếp

    Trong quá trình đun nấu nên hạn chế tối đa tình trạng nước hay thức ăn trào ra mặt bếp, bởi mặt bếp được cấu tạo từ mặt kính hoặc mặt đá nên khi bị sốc nhiệt đột ngột rất dễ gây ra tình trạng rạn, nứt, làm giảm tuổi thọ sử dụng.

    Chọn đúng loại nồi trong quá trình nấu

    • Vì bếp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ nên không phải loại nồi nào cũng có thể sử dụng được khi nấu. Bạn cần chọn những loại nồi có đáy được làm từ chất liệu có khả năng nhiễm từ như inox, gang, thép, gang tráng men để bếp có thể hoạt động hiệu quả.
    • Trong trường hợp bạn muốn sử dụng những loại nồi không nhiễm từ thì hãy mua một chiếc đĩa chuyển đổi nhiệt (đĩa từ). Khi nấu ăn bạn để đĩa từ lên bếp, sau đó đặt nồi lên trên, nhiệt sẽ được truyền qua đĩa đến nồi giúp việc nấu nướng diễn ra bình thường.
    • Bên cạnh đó, bạn nên chọn những đáy nồi dày và phẳng để có thể hấp thụ nhiệt tốt hơn, tránh dùng những bộ nồi có đáy lồi lõm vì sẽ khiến hiệu suất đun nấu giảm, tốn năng lượng khi nấu ăn.

    Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp

    • Các dòng bếp từ cao cấp đều được lắp đặt mặt kính siêu bền, chống xước, có thể chịu lực và nhiệt độ cao. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, bạn cũng không nên kéo lê nồi, chảo trên bề mặt kính.
    • Bởi nếu như bạn kéo lê dụng cụ nấu nhiều lần trong thời gian dài, mặt bếp sẽ bị trầy xước và không được mới, đẹp như trước. Các dụng cụ kim loại như dao, kéo, thìa nếu để trực tiếp lên mặt bếp cũng sẽ dễ gây trầy, xước.

    Cài đặt bếp từ ở chế độ nhiệt thích hợp

    Mỗi loại thức ăn cũng như là từng giai đoạn trong quá trình nấu sẽ cần một một mức nhiệt khác nhau. Khi nấu ăn bạn không nên để bếp ở một chế độ nhiệt duy nhất, cần quan sát thường xuyên các nguyên liệu trong nồi để điều chỉnh mức nhiệt cho phù hợp, từ đó giúp tiết kiệm điện năng cũng như giữ trọn được dinh dưỡng cho món ăn.

    Nên tắt bếp từ sớm hơn vài phút

    Đối với vùng nấu của bếp từ, sau khi chúng ta tắt bếp, mặt bếp vẫn còn nóng trong một khoảng thời gian. Vì thế khi nấu thức ăn sắp xong, bạn có thể tắt bếp trước 1 – 2 phút, lượng hơi nóng còn lại vẫn đủ làm cho thức ăn chín hoàn toàn.

    Không nên rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng

    Sau khi nấu nướng, nhiệt độ của bếp vẫn đang duy trì ở mức cao, chính vì vậy, quạt tản nhiệt ở dưới mặt bếp được cấu tạo để thúc đẩy quá trình làm mát. Nếu bạn rút nguồn điện ngay sau khi nấu, quạt tản nhiệt sẽ không hoạt động được và ngăn cản luồng khí lưu thông. Điều này sẽ làm bếp từ giảm tuổi thọ sử dụng và có nguy cơ xảy ra lỗi.

    Vệ sinh bếp từ đúng cách và thường xuyên

    • Khi muốn vệ sinh bếp từ bạn cần đảm bảo dây nguồn đã được rút và mặt bếp phải nguội hẳn, sau đó dùng khăn mềm ẩm lau nhẹ mặt bếp, có thể thêm một ít nước rửa chén hay nước vệ sinh chuyên dùng. Không nên dùng hóa chất để rửa vì nó có khả năng gây hư hại bề mặt bếp.
    • Trong trường hợp bếp gặp phải những sự cố kỹ thuật, hoặc phát hiện mặt bếp bị nứt vỡ bạn không nên tự tháo ra sửa chữa mà hãy mang đến những trung tâm bảo hành, bảo trì để các kỹ thuật viên hỗ trợ vì những bộ phận, linh kiện của bếp rất phức tạp.
    • Ngoài ra, bạn nên tránh để các vật có từ tính gần bếp như: dao, dĩa, muỗng hoặc các đồ điện tử như: điện thoại, tivi, máy ghi âm…

    Vậy là Vua điện máy vừa hướng dẫn các bạn sử dụng bếp từ một cách vừa hiệu quả vừa tiết kiệm cũng như bỏ túi một vài mẹo giúp việc dùng bếp từ tạo ra món ngon nhưng vẫn đảm bảo an toàn. 

    Tại Vua điện máy có cung cấp các sản phẩm bếp từ chất lượng cùng với dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành chuyên nghiệp thiết bị này nên hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ nhé!

    Zalo
    Hotline