Đa số các bà mẹ cứ nghĩ chỉ việc vắt, hút sữa và cho vào tủ lạnh là xong. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đòi hỏi nhiều kỹ thuật và phải đúng cách. Thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh dài ngày hơn so với các loại sữa khác, sữa vẫn còn đủ độ dinh dưỡng, tươi ngon nếu được dự trữ đúng cách.
Tuy nhiên các bà mẹ thường mắc những sai lầm bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết cách bảo quản sữa trong tủ lạnh, cách bảo quản trong ngày và ở nhiệt độ phòng thường không có tủ lạnh như thế nào nhé.
Có nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay không?
Chúng ta vẫn biết sữa mẹ chính là thức ăn giàu dinh dưỡng nhất đối với các trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời. Vậy tại sao chúng ta không cho trẻ bú trực tiếp mà lại phải cho sữa vào tủ lạnh.
Như bạn cũng biết, mỗi bà mẹ đều có hai bầu sữa. Mỗi cữ bú trẻ không thể bú hết nhiều sữa như vậy, do đó sữa sẽ còn lại nhiều gây ra tình trạng trào sữa. Do đó, cần phải hút bớt sữa ra ngoài để cơ thể mẹ có thể tạo thêm nhiều nguồn sữa tươi ngon mới.
Tuy nhiên, sữa mẹ không thể để không bên ngoài ở nhiệt độ phòng mà không cho vào tủ lạnh quá 4 tiếng được. Vì nếu quá thời gian sẽ tạo điều kiện vi khuẩn tấn công hoặc sữa sẽ bị chua, bé không uống được.
Bên cạnh đó, khi các mẹ đã hết thời gian nghỉ sanh 6 tháng sẽ phải đi làm lại. Lúc này trẻ vẫn chưa cai sữa cho nên rất cần có sữa mẹ dự trữ sẵn.
>> Tủ lạnh bị hở khiến việc dữ trự sữa không còn hiệu quả. Đối với lỗi này bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục tủ lạnh bị hở gioăng đơn giản tại nhà mà không cần thợ
Những sai lầm thường gặp khi các mẹ bảo quản sữa
Các mẹ thường sẽ bảo quản sữa theo bản năng hoặc theo những gì đã biết chứ không được hướng dẫn cụ thể theo trình tự. Các mẹ thường hay mắc phải những lỗi sau khi bảo quản sữa cho bé trong tủ lạnh:
- Các mẹ thường không cho sữa vào tủ lạnh ngay mà để sữa nguội rồi mới cho vào. Sau khi sữa được hút ra, sữa sẽ còn hơi ấm nóng, do đó các mẹ ngại ngần và không cho vào tủ lạnh. Theo lời của các chuyên gia, sữa mẹ chỉ còn thơm ngon khi ở bên ngoài trong vòng 4 tiếng. Khi quá thời gian, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và làm sữa bị chua ngay.
- Tận dụng mọi chai, bình có sẵn để đựng sữa. Các chai nhựa đựng nước thường là các chai nhựa PET chỉ sử dụng một lần. Các mẹ cứ nghĩ sữa cũng giống như nước nên đựng vào đâu cũng được. Thực tế là các chai đó không đủ vệ sinh an toàn để bảo quản sữa, kể cả là các chai thủy tinh.
- Để sữa ở ngăn mát thay vì ngăn đá. Việc rã đông sữa mẹ sẽ vất vả hơn là chỉ việc hâm nóng. Sau nhiều ngày, các mẹ cứ hâm sữa đó lại cho con uống mà không biết rằng sữa đó đã bị hư.
- Để tiết kiệm, các mẹ thường dùng chung máy hút sữa hoặc mua lại từ các hội nhóm thanh lý. Máy hút sữa chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc và là vật gây lây bệnh dễ dàng nếu dùng chung. Dù cho sau khi các mẹ mua về có vệ sinh kỹ càng đến mấy thì cũng không thể ngăn cản nguy cơ lây bệnh. Vì vậy, đừng vì tiếc tiền mà có thể gây ra những đáng tiếc về sau này.
- Các mẹ cứ nghĩ rằng mình có thể nhớ hết ngày hút sữa và không ghi ngày tháng lên bịch sữa. Qua nhiều ngày, các mẹ sẽ dễ bị lẫn lộn và không thể nhớ hết được.
- Đổ sữa căng tràn miệng túi. Nhiều mẹ để sữa đầy một túi để đỡ phải tốn nhiều sữa. Sữa tràn đầy lên miệng túi sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập và mỗi lần rã đông trẻ không dùng hết sẽ bỏ phí.
- Trộn chung sữa cũ và sữa mới. Việc làm như vậy sẽ khiến cho sữa nhanh hỏng hơn vì mỗi sữa có hạn sử dụng khác nhau.
- Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng, ngâm trong nước nóng,..làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây bỏng trẻ.
- Chất sữa đầy ở các ngăn kể cả cánh cửa tủ. Cửa tủ là nơi có nhiệt độ bất thường và nhiều vi khuẩn nhất nên tuyệt đối không được để sữa ở đây.
>> Tủ lạnh nhà bạn bị hư khiến bạn khó khăn trong việc dữ trữ sữa mẹ, thực phẩm. Bạn quá bận rộn không có thời gian đi sửa? HÃY LIÊN HỆ NGAY với Vua Điện Máy, chúng tôi sẽ đến sửa tủ lạnh tại nhà bạn trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT.
Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách
Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để bảo quản sữa được lâu nhất và giữ đủ chất dinh dưỡng.
Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Vệ sinh các dụng cụ đựng sữa, hút sữa bằng xà phòng và tiệt trùng qua nước sôi. Sau đó để khô ráo các dụng cụ.
Các mẹ nên chia liều lượng vừa đủ với mỗi lần uống của bé theo từng túi. Mỗi lần các bé sẽ uống khoảng 150ml sữa. Vì vậy, không cần dồn nhiều vào một bịch bé sẽ uống không hết.
Sữa mẹ chỉ để ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 - 2 giờ nếu nhiệt độ cao trên 26 độ C, 4 - 6 giờ với nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên các mẹ nên bỏ sữa vào tủ lạnh ngay sau khi hút xong.
Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh
Dùng bút lông dầu ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa và cho ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18oC. Không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông thì nhiệt độ không đủ lạnh.
Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh
Các mẹ dùng bút lông dầu ghi ngày tháng hút sữa lên túi và cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Không để sữa ở cánh cửa tủ vì nhiệt độ ở đây không ổn định. Cứ mỗi 2 ngày, các mẹ hãy để sữa lên ngăn đá.
Cách rã đông sữa mẹ
Chuyển các túi sữa xuống ngăn mát trước một đêm hoặc nửa ngày. Tuyệt đối không rã đông bằng cách ngâm nước.
Các mẹ cũng có thể mang sữa ra ngoài hâm nóng rồi cho bé bú ngay, tránh lại để qua ngày. Sữa bé bú không hết cũng bỏ đi không được tái dùng lại.
>> Tủ lạnh không đông, không lạnh sẽ khiến bạn khó khăn trong việc bảo quản sữa. XEM NGAY các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi tủ lạnh không lạnh đơn giản bạn có thể tự sửa ngay tại nhà.
Cách hâm nóng sữa mẹ
Sau khi các mẹ đã rã đông chậm sữa bằng ngăn mát sẽ lấy ra ngoài một lượng vừa đủ để hâm nóng cho các bé uống.
Ngâm bình trong nước ấm 40 độ C hoặc máy hâm để tăng nhiệt độ sữa bằng với nhiệt độ cơ thể – thân nhiệt của bé.
Sau khi hâm ấm các mẹ nhớ lắc nhẹ để hòa tan lớp béo màu trắng đục phía trên sữa. Dùng 2 lòng bàn tay áp vào bình sữa, thao tác giống như chà 2 bàn tay với nhau một cách nhẹ nhàng.
Thử lại độ nóng của sữa trước khi cho bé uống.
Không dùng nước sôi hoặc nước nóng để hâm sữa vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng của sữa.
Cách giữ sữa khi bị mất điện đột ngột
Các mẹ cho sữa vào thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt. Nếu thời gian mất điện kéo dài lâu, hãy để đá vào trong thùng để giữ độ lạnh, không cho sữa tan chảy. Chờ đến khi có điện thì cho lại vào ngăn đông tủ lạnh.
Các lưu ý khi lưu trữ sữa trong tủ lạnh
Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bạn cần chú ý những điểm sau:
- Không nên chứa sữa quá đầy, gần đến mép túi vì sữa sẽ dễ dính miệng túi, thất thoát chất dinh dưỡng và trọng lượng.
- Không bỏ sữa cùng các thực phẩm khác, như vậy không vệ sinh.
- Những bình sữa bằng thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA có thể rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần.
- Đối với các túi sữa thông thường chỉ nên dùng một lần.
- Không pha sữa mới với sữa cũ, đặc biệt là sữa rã đông.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu?
Nhiều người không biết sữa mẹ để trong ngăn đá sẽ giữ được bao lâu hay bao giờ thì sữa hết hạn dùng. Bạn hãy tham khảo bảng thời gian lưu trữ sữa bên dưới đây để biết rõ hơn nhé.
Môi trường giữ sữa |
Thời gian bảo quản tối đa |
Phòng trên 26oC |
1 giờ |
Phòng máy lạnh dưới 26oC |
4-6 giờ |
Ngăn mát tủ lạnh (4oC) |
48 giờ |
Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa) |
2 tuần |
Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng) (-18oC) |
4 tháng |
Tủ đông lạnh chuyên dụng (-18oC đến -20oC) |
3 - 6 tháng. Tốt nhất là trước 4 tháng. |
Sữa đã rã đông và trữ trong ngăn mát |
24 giờ |
Vua Điện Máy hy vọng qua bài viết các mẹ đã biết được những sai lầm thường gặp khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và sẽ học được cách bảo quản đúng. Vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá nhất trong những tháng đầu đời của bé, nên hãy bảo quản sữa để cung cấp sữa đủ cho bé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.