Khi nào phải sử dụng, cơ chế hoạt động và cách làm bẫy dầu máy lạnh

Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 | Thứ 2 - Chủ nhật

HOTLINE BÁN HÀNG

0877 100 100

DỊCH VỤ BẢO TRÌ DỰ ÁN

0774007777

GIỎ HÀNG 0 sản phẩm

Khi nào phải sử dụng, cơ chế hoạt động và cách làm bẫy dầu máy lạnh

    Trong quá trình lắp đặt, thợ kỹ thuật yêu cầu rằng máy lạnh của gia đình bạn cần phải làm bẫy dầu máy lạnh thì mới có thể sử dụng hiệu quả và hạn chế hỏng hóc trong khi dùng. 

     

    Tuy nhiên, bẫy dầu máy lạnh vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, thậm chí, ngay cả đối với những anh thợ có tuổi nghề tương đối cũng chưa chắc hiểu rõ về tác dụng và ý nghĩa của bộ phận này đối với các hoạt động của máy lạnh.

     

    Vì lẽ đó, hôm nay chúng ta sẽ cùng Vua Điện Máy tìm hiểu về khái niệm, vai trò, cũng như cách làm bẫy dầu đối với hoạt động của máy lạnh nhé.

     

    Bẫy dầu máy lạnh là gì?

     

    Bẫy dầu là đoạn ống đồng được uốn thành hình 2 chữ U nối tiếp nhau hoặc 2 chữ U ngược nhau, lắp giữa dàn nóng và dàn lạnh, và thường được  đặt bẫy dầu máy lạnh tại vị trí đường gas để không cho dầu (dùng để bôi trơn dàn nóng) theo gas về cục lạnh, tránh làm giảm hiệu năng trao đổi nhiệt và gây hỏng cục lạnh.

     

    Thông thường, bẫy dầu thường được đặt tại vị trí đường gas về với mục đích đọng dầu lại, tạo chênh lệch áp suất để lốc nén có thể hút về.

     

    Ngược lại, nếu trên đường gas lỏng đã có bình tách dầu nằm ngay trong cửa thoát thì người lắp chỉ việc đặt đường ống hướng thẳng để giảm trở lực chứ không cần sử dụng đến bẫy dầu.

     

    >> Máy lạnh nhà bạn bị ngắt liên tục nhưng không biết nguyên nhân vì đâu. THAM KHẢO ngay nguyên nhân khiến máy lạnh bị ngắt liên tục

     

    bẫy dầu máy lạnh

     

    Hoạt động của bẫy dầu trên máy lạnh

     

    Mỗi lần dầu đọng ở phần uốn sẽ bịt kín đường hút, lúc này máy nén sẽ tập trung toàn lực và dễ dàng hút dầu về. Cứ mỗi một độ cao ta sẽ uốn một cái (khoảng 3m thì uốn 1 cái).

     

    Hãy hình dung khi môi chất lạnh đi qua dàn lạnh, 1 phần dầu sẽ bị tách ra, nếu chiều cao lớn quá thì rất khó hồi dầu về máy nén ( cơ chế tự hồi dầu thì bất kỳ máy nào cũng có, đó là điều hiển nhiên thôi ), khi không có bẫy dầu, lúc này dầu sẽ được kéo lên 1 chút lại bị tụt xuống và bám vào dàn lạnh, khi có bẫy dầu tại vị trí hợp lý, dầu sẽ được kéo lên và tụt xuống bẫy dầu, lúc này thì khoảng cách giữa bẫy và máy nén khá gần, lực hút tăng lên, dầu sẽ từ bẫy dầu rất dễ dàng được hút về máy nén, dầu từ dưới giàn lạnh lại được chuyển đến bẫy dầu ( bẫy dầu đóng vai trò là trạm trung chuyển dầu hồi về máy nén ), kết thúc 1 chu trình vận hành môi chất lạnh.”

     

    cơ chế hoạt động của bẫy dầu máy lạnh

     

    Lắp điều hòa có cần bẫy dầu không?

     

    Về cơ bản khi lắp điều hòa thì vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh sẽ đúng nguyên tắc, nhưng ở một số trường hợp buộc thợ phải lắp cục nóng cao hơn cục lạnh. Khi đó dầu máy đọng lại trên đường ống và chảy vào dàn lạnh dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt tại dàn lạnh. Đồng thời tình trạng này làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của dàn lạnh.

     

    Vì vậy, khi khoảng cách dàn nóng cao hơn dàn lạnh từ 3m trở nên thì thợ thường sẽ phải lắp bẫy dầu cho điều hòa để hạn chế tình trạng thiếu dầu gây ra bởi lốc (do không thể hút dầu về) nếu không máy lạnh sẽ bị những vấn đề sau:

    • Tắc dầu dàn lạnh sẽ gây ra tình trạng kém lạnh, lạnh không sâu.
    • Tắc dầu dàn nóng sẽ gây ra tình trạng kém lạnh hoặc mất lạnh hoàn toàn.
    • Thiếu dầu của block sẽ gây ra tình trạng block bị kẹt. Nếu nặng hơn, block sẽ bị chết.

     

    >> Bạn muốn tìm một trung tâm cung cấp dịch vụ bảo hành tại nhà. Tham khảo NGAY Dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà trọn gói TP. HCM 

     

    Cách làm bẫy dầu máy lạnh

     

    Cách làm bẫy dầu máy lạnh

     

    Làm bẫy dầu cho điều hòa cần chuẩn bị:

    • Thêm ít nhất 1 mét ống đồng dẫn gas đường hồi phía đầu cục nóng.
    • Dụng cụ uốn ống đồng.

     

    Ví dụ: Bình thường nếu bạn không làm bẫy dầu thì khoảng cách ống đồng giữa cục nóng và cục lạnh là 5m, còn nếu bạn lắp thêm hệ thống bẫy dầu điều hòa thì chiều dài ống đồng tối thiểu phải là 6m.

     

    Cách làm bẫy dầu điều hòa đơn giản chỉ với 2 bước:

     

    Bước 1: Khi bạn lắp ống đồng dẫn gas vào cục nóng, bạn uống ống dẫn gas (ống to) đường hồi thành hình chữ U ngược cao hơn cục nóng điều hòa.

     

    Bước 2: Ướm và thực hiện loe ống, lắp đặt ống dẫn gas vào đầu hồi của cục nóng.

     

    Lưu ý khi làm bẫy dầu: Với đường ống nhỏ, ngắn thì dầu sẽ quay về máy nén trong một thời gian và phần ngưng đọng cũng nhỏ, nhưng khi đường dài thì người ta phải bổ sung dầu và lắp đặt bộ tách dầu để nó không lưu chuyển xa gây đọng dầu trên đường ống và thiết bị làm tăng trở lực cũng như khả năng lưu chuyển. Nhiều dầu quá sẽ thay đổi tính chất của môi chất tăng áp suất nén. Vì vậy phải chọn đường ống có kích thước phù hợp. 

     

    Vì sao nên sử dụng bẫy dầu máy lạnh?

     

    Do kỹ thuật làm bẫy dầu máy lạnh này khá là khó, nên chúng tôi khuyến cáo các bạn, nếu như chưa nắm chắc kiến thức thì không nên tự mình làm, mà hãy thuê thợ từ những trung tâm uy tín, đảm bảo, tránh bị tiền mất tật mang. Quý khách hàng có nhu cầu sửa chữa, thay linh kiện máy lạnh hãy liên hệ với Vua Điện Máy này để được tư vấn kỹ hơn.

    Zalo
    Hotline