CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT NGUYÊN NHÂN MÁY LẠNH KHÔNG LẠNH

Giờ làm việc: 8h00 - 17h30 | Thứ 2 - Chủ nhật

HOTLINE BÁN HÀNG

0877 100 100

DỊCH VỤ BẢO TRÌ DỰ ÁN

0774007777

GIỎ HÀNG 0 sản phẩm

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT NGUYÊN NHÂN MÁY LẠNH KHÔNG LẠNH

    Thời tiết nắng nóng khiến bạn cảm thấy khó chịu trong người, bạn muốn ngồi trong phòng máy lạnh mát rười rượi để có thể thoải mái làm việc học tập hay sinh hoạt. Thế nhưng, chiếc máy lạnh của bạn đột nhiên dở chứng, dù bạn đã bật đến công suất cao nhất mà máy lạnh không lạnh.

     

    Bạn đừng vội mang máy đi sửa chữa bởi một vài sự cố này có thể xử lý và khắc phục tại nhà được. Hãy cùng Vua Điện Máy tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục khi máy lạnh không lạnh nhé!

     

    Nguyên nhân dẫn đến máy lạnh không lạnh

     

    Do lâu ngày không vệ sinh bảo trì máy lạnh

     

    Mặt lạnh máy lạnh nếu lâu ngày hoạt động mà không được bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám mảng khiến lượng gió mát không được thổi ra ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến điều hòa mặc dù đã hoạt động hết công suất nhưng không khí trong phòng vẫn hết sức nóng.

     

    Theo như khuyến cáo của nhà sản xuất thì chúng ta nên có kế hoạch bảo trì vệ sinh máy lạnh định kỳ thời gian từ 3 – 4 tháng/ lần. Sau một khoảng thời gian sử dụng, dàn lạnh của máy lạnh bám nhiều bụi bẩn khiến cho hơi lạnh không thoát ra ngoài được.

     

    Điều này không chỉ làm cho máy lạnh không lạnh mà còn khiến cho hóa đơn tiền điện mỗi tháng đều tăng cao.

     

    Thời gian vệ sinh máy lạnh hợp lý nhất:

    • Đối với căn hộ gia đình: 4 – 5 tháng/ lần
    • Đối với văn phòng, công ty: 3 – 4 tháng/ lần
    • Đối với quán ăn, nhà hàng: 2 – 3 tháng/ lần
    • Nhà xưởng, khu vực sản xuất, có nhiều khói bụi: nên vệ sinh định kỳ hàng tháng để tránh hư hỏng thiết bị.

     

         

    Do máy lạnh bị xì gas

     

    Khí gas trong máy lạnh là một trong những nguyên liệu quan trọng giúp cho máy lạnh có thể hoạt động và làm lạnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp máy lạnh bị xì gas thì độ lạnh sẽ bị giảm đáng kể, nếu trường hợp này kéo dài sẽ dẫn đến không lạnh.

     

    Biểu hiện thường gặp:

     

    • Máy lạnh kém hoặc không lạnh.
    • Xuất hiện tuyết bám ngay trên van ống nhỏ của dàn nóng.
    • Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.
    • Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.

     

    Đặc biệt đối với một số loại máy điều hòa nhiệt độ thì board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh khi không đáp ứng đủ lượng gas cho máy vận hành.

     

    Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khiến cho máy lạnh bị xì gas như:

     

    • Xì gas trên dàn lạnh;
    • Xì gas trên dàn nóng;
    • Xì gas ống đồng;
    • Xì gas các đầu tán;
    • Và nhiều nguyên nhân khác…

     

    Trong trường hợp này, để giúp cho máy lạnh hoạt động ổn định và làm lạnh lại bình thường thì cần phải xác định được nguyên nhân xì gas.

     

    Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì chúng ta bắt đầu lên phương án sửa chữa. Hàn lại chỗ xì sau đó nạp lại gas. Trong trường hợp máy lạnh bị xì gas trên ống đồng thì tiến hành thay ống đồng máy lạnh.

     

     

     

    Máy lạnh không lạnh do hỏng tụ

     

    Nếu điều hòa đang chạy mà không thấy mát thì có thể là do điều hòa bị hỏng tụ. Tụ máy lạnh có tác dụng khởi động block làm lạnh trong máy lạnh, nếu tụ bị hỏng hoặc cháy tụ thì block không thể khởi động. Máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh.

     

    Nguyên nhân là do điều hòa bị chạy quá tải, nhiệt độ để quá thấp, block phải chạy trong thời gian dài và không thể ngắt được. Nếu điều hòa bị hỏng tụ, chỉ có quạt gió mặt lạnh hoạt động, điều hòa lúc này không khác gì một chiếc quạt thông thường.

     

    Khi tụ điều hòa bị hỏng, thì đương nhiên bạn cần phải thay thế tụ mới cho điều hòa, giá của tụ điều hòa dao động từ 250,000 – 450,000 đồng tùy từng loại điều hòa và công suất hoạt động.

     

    Tình trạng hỏng tụ xảy ra là do điều hòa bị chạy quá tải, nhiệt độ để quá thấp, block máy lạnh phải chạy trong thời gian dài và không thể ngắt được.

     

    Chính vì thế, vào những ngày mùa nóng, bạn chỉ nên để nhiệt độ vào khoảng 26-27 độ, không nên để nhiệt độ quá thấp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mọi người. Để nhiệt độ quá thấp khiến tụ đề và máy nén nhanh bị hỏng.

     

    Nếu trường hợp tụ máy lạnh bị hỏng, tiến hành thay tụ mới sẽ khắc phục được tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không lạnh

     

     

    Cánh quạt dàn nóng không quay

     

    Quạt dàn nóng máy lạnh là bộ phận giúp cho không khí được lưu thông một lượng đều đặn. Không khí từ ngoài môi trường đưa vào bên trong nhờ hệ thống quạt, làm mát các chi tiết máy bên trong dàn, tản nhiệt, làm bụi bẩn không bám vào dàn.

     

    Đối với những máy lạnh có tuổi thọ cao, hoặc lâu ngày không bảo trì định kỳ sẽ khiến cho mô tơ quạt dàn nóng bị khô dầu, phát ra tiếng kêu khi quay thậm chí không quay.

     

    Nguyên nhân Block không chạy có thể là do:

     

    Mất nguồn cấp đến máy nén do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.

     

    Nhảy thermic bảo vệ máy nén thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.

     

    Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong.

     

    Thay mô tơ quạt hoặc cánh quạt dàn nóng nếu linh kiện này bị hư hỏng.

    Do công suất máy lạnh nhỏ hơn diện tích phòng

     

    Trường hợp này rất thường xuyên gặp phải. Nếu công suất làm lạnh của máy lạnh quá nhỏ, nhưng diện tích phòng quá lớn thì không chỉ khiến cho nhiệt độ phòng không đủ lạnh. Mà còn làm cho máy lạnh rất dễ hư hỏng và tốn kém chi phí tiền điện rất cao.

     

    Lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn:

     

    • Phòng 15m2 trở xuống (dưới 45m3) nên dùng máy có công suất 1HP (ngựa)
    • Phòng 15m2 đến 20m2 (dưới 60m3) nên dùng máy có công suất 1.5HP (ngựa)
    • Phòng trên 20m2 đến 30m2 (dưới 80m3) nên dùng máy có công suất 2HP (ngựa)
    • Phòng trên 30m2 đến 40m2 (dưới 120m3) nên dùng máy có công suất 2.5HP (ngựa)

     

     

    Do lắp đặt máy lạnh sai vị trí

     

    Lựa chọn vị trí lắp đặt máy lạnh cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trước khi lắp đặt máy lạnh.

     

    Để máy hoạt động hiệu quả và làm lạnh căn phòng đôi khi bạn cần phải cân đối giữa yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ và phong thủy.

     

    Lắp đặt máy lạnh sai vị trí sẽ làm cho căn phòng không đủ lạnh, máy lạnh hoạt động không ổn định dễ hư hỏng.

     

    Trong trường hợp này thì bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của kỹ thuật viên có kinh nghiệm lắp đặt máy lạnh.

     

    >> Bạn đang mắc phải những sai sót khi lắp đặt cục nóng máy lạnh. THAM KHẢO ngay  Những sai lầm khi lắp đặt cục nóng máy lạnh  để tìm ra giải pháp khắc phục nhé!

     

     

    Do chỉnh sai remote máy lạnh

     

    Chỉnh sai chế độ trên remote cũng là nguyên nhân khiến cho máy lạnh không làm lạnh. Trường hợp này thường xảy ra khi nhà có trẻ nhỏ nghịch ngợm, chỉnh remote qua chế độ khác.

     

    Bạn có thể liên hệ hãng hoặc các đơn vị sửa chữa máy lạnh nhờ tư vấn cách điều chỉnh lại remote máy lạnh. Đôi khi cũng có thể do remote máy lạnh bị hỏng, không chuyển được chế độ làm lạnh.

     

    Sửa chữa hoặc thay đổi remote máy lạnh khác sau đó chọn lại chế độ làm lạnh xem máy lạnh đã hoạt động hiệu quả chưa.

     

     

    Do nhiệt độ môi trường bên ngoài quá cao

     

    Những ngày thời tiết nhiệt độ bình thường, bạn chỉ cần để 28 – 29 độ C là cảm thấy mát lạnh.

     

    Nếu thời tiết nắng nóng gay gắt thì chúng ta không thể để remote ở chế độ 28 – 29 độ C mà mong muốn không khí trong phòng đạt được độ lạnh như bình thường được.

     

    Trong những ngày thời tiết có nhiệt độ quá nóng thì bạn nên hạ nhiệt độ làm lạnh của máy lạnh xuống thêm vài độ C để đạt độ lạnh tốt nhất.

     

     

    Do board mạch máy lạnh bị hỏng

     

    Board mạch được coi là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của máy lạnh. Đây là linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử – điện lạnh.

     

    Nếu board mạch bị lỗi chương trình hoặc hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng máy không hoạt động ổn định thậm chí không làm lạnh.

     

    Sửa chữa board mạch máy lạnh là một trong những việc đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề chuyên môn cao.

     

    Thông thường thì công việc sửa board sẽ giao động từ 1 – 2 ngày, vì tốn thời gian chạy test lỗi trước và sau khi sửa.

     

     

    Những cách khắc phục khi máy lạnh không lạnh

     

    Dù là máy lạnh cao cấp hay là máy lạnh phổ thông nhưng nếu không thể làm lạnh thì sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, nó khiến cho căn phòng trở nên nóng bức, ngột ngạt, không thể lọc sạch không khí làm cho chúng ta thấy khó thở, mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh…

     

    Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có cách khắc phục thích hợp nhất, sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:

     

    Khi lắp đặt máy lạnh, cần lắp đặt đúng với quy trình kỹ thuật cũng như tuân thủ yêu cầu về thông số kỹ thuật phù hợp với từng loại máy lạnh.

     

    Thường xuyên vệ sinh, lau chùi máy lạnh để nó hoạt động tốt hơn và đỡ hao tốn điện năng.

     

    Khi linh kiện bên trong của máy lạnh bị hư hỏng, nên thay thế bằng linh kiện có chất lượng tốt hơn để các linh kiện khác không bị ảnh hưởng, tránh hư hỏng.

     

    Để tiết kiệm chi phí khi sửa chữa, nên chọn các trung tâm sửa chữa uy tín, chất lượng tốt và đặc biệt là có chế độ bảo hành.

     

    >> Bạn đang tìm cho mình một trung tâm bảo dưỡng uy tín. Tham khảo NGAY các dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà trọn gói TP.HCM

     

     

     

    Trên đây Vua Điện Máy đã chia sẻ cho bạn một số nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng máy lạnh nhà bạn hoạt động nhưng không có khả năng làm mát. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thể trang bị cho mình được những kinh nghiệm để có thể xử lý khi máy lạnh không lạnh. Nếu bạn đọc thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ và góp ý để chúng tôi chỉnh sửa và cho ra nhiều bài viết hay hơn và hữu ích hơn dành cho các bạn nhé!

    Zalo
    Hotline